Sen hiện nay được trồng nhiều với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, lấy hạt,… Hạt sen rất bổ ích, hạt có thể dùng để nấu chè, hạt sen sấy bơ,… Ngó sen làm rau ăn, tim sen sử dụng làm trà tâm sen , lá sen dùng làm trà lá sen. Mỗi bộ phận của sen đều có thể sử dụng được và rất quý hiếm.
Một loại cây mang nhiều công dụng hữu ích được trồng nhiều tại những vùng đất trũng, đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, để trồng sen thu được năng suất cao thì bạn cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng sen. Vậy kỹ thuật chăm sóc sen tại Nghệ An như thế nào là chuẩn? Bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Điểm tên một số giống sen phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các loại giống sen khác nhau. Sen được chọn tạo từ trong nước và nhập khẩu tử các nơi trên thế giới. Tuy nhiên chúng chia làm các nhóm chính sau:

– Nhóm sen cho củ: cho năng suất củ rất cao. Chất lượng tốt nhưng không có hoặc có rất ít hoa. Thích hợp trồng ở các chân đất lúa trũng, hoặc đất cao, nhưng duy trì được lượng nước sâu 20-30cm.

– Nhóm sen cho hoa: Hoa to, nhiều, màu sắc đẹp nhưng không có củ. Hoa có một, hai hay nhiều tầng cánh. Có giống có đến  hàng ngàn cánh ( nên thường được gọi là sen ngàn cánh). Màu sắc của hoa đa dạng từ màu trắng, vàng, tím, đỏ hoặc có 2 màu trên 1 cánh (màu trắng ở phần dưới và màu tím ở trên). Nhóm sen cho hoa cũng có gương nhưng hạt nhỏ, năng suất hạt kém, thích hợp trồng ở trồng ở hồ, ao, đầm lầy.

– Nhóm sen cho hạt: Cho nhiều hoa với tỷ lệ hạt chắc cao. Hạt lớn, có hương vị thơm ngon. Giống thường chỉ có một tầng cánh, màu đỏ, rễ mảnh và không có củ, thích hợp trồng ở hồ, ao, ruộng trũng.

– Nhóm sen làm cảnh: hoa cánh kép. Ra hoa quanh năm. Hoa bền, đẹp, dùng làm hoa cắt cành hoặc làm cảnh. Phù hợp trồng ở hồ, ao, ruộng trũng, hoặc ở các chậu, vại…

Tùy theo các mục đích khác nhau mà ta chọn những giống sen phù hợp cho mỗi vùng trồng, địa phương và người đầu tư.

Tùy từng giống/nhóm giống mà có đặc điểm sinh trưởng và nở hoa khác nhau, vì vậy quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc cũng khác nhau.

Kỹ thuật chăm sóc sen tại Nghệ An

Kỹ thuật chăm sóc sen tại Nghệ An

Chọn giống

Để sen được trồng có tỷ lệ sống cao và cho năng suất cao thì khi chọn giống cần phải đạt tiêu chuẩn: có 2 lá mập khỏe, có đường kính là lớn, cây không bị dập lá hoặc bị gãy cọng, gãy thân, phần thân còn gọi lá ngó.

Nhân giống

Nhân giống vô tính từ củ là phương pháp được nhiều bà con áp dụng nhất. Phương pháp này vừa thuận tiện, nhanh chóng vừa dễ dàng nhất.
Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống phải có ít nhất 2 lóng. Bạn nhân giống bằng cách cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15º. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.

Chuẩn bị đất

Đất trồng sen cần có một số đặc tính nhất định như sau:
– Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt.
– Tốt nhất là đất thịt pha sét.
– Đất chứa chất hữu cơ.
– Chất chứa nhiều chất dinh dưỡng, phì nhiêu, giàu mùn.
– pH thích hợp nhất là 6-6,5.

Thiết kế hố

Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất và thuận tiện cho việc bơm, giữ nước.
Hồ sâu thích hợp với đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.
Đáy hồ cần phải được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên, nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Tùy vào từng loại giống sẽ phù hợp với lớp đất mặt tơi xốp và độ dày khác nhau. Đối với đất phèn bạn cần phải bón thêm vôi.

Chất lượng nước

Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Chính vì thế, nhiệt độ nước cần phải thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa.
Độ sâu thích hợp nhất cho sen là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Khi thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng thì tính giữ nhiệt càng kéo dài.
Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế được bệnh thối củ do nấm gây ra. Tuy nhiên, nếu nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ.
Việc hình thành củ sẽ bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó, bạn cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ.

Kỹ thuật chăm sóc sen

Cách trồng

Bạn nên đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, tốt nhất là hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này sẽ được thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.
Thông thường, với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần khoảng 4000 hom. Trái lại, những khi mới trồng cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ.

Xem thêm: Cách trồng sen giống tại Nghệ An

Sử dụng phân bón đúng cách trong kỹ thuật chăm sóc sen tại Nghệ An

Yêu cầu bón đầy đủ, cân đối. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng suốt trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sen.

Cách bón: (tính cho 1 sào 500m2)

  • Bón lót: 30kg lân + 5 kg urê + 3 kg Kali clorua.
  • Bón thúc lần 1(20-30 ngày sau trồng): 4 kg urê  bằng cách vãi đều xung quanh cây con.
  • Bón thúc lần 2 (50- 60 ngày sau trồng): 3 kg urê +4 kg Kali clorua.
  • Bón thúc lần 3 (75-85 ngày sau trồng): 3 kg urê

Hoặc dùng phân NPK 16-16-8+13S để bón:

  • Bón lót: 10-12kg  NPK 16-16-8+13S
  • Thúc 1: 8-10kg  NPK 16-16-8+13S
  • Thúc 2: 6-8kg  NPK 16-16-8+13S
  • Thúc 3: 4-6kg NPK 16-16-8+13S

Tùy theo tình hình ruộng sen và chân đất để điều chỉnh lượng phân cho phù hợp từng giai đoạn.

Phòng trừ sinh vật gây hại

Sâu ăn tạp: Thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng. Chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Dùng thuốc hóa học phòng trừ như: Abatin 5.4EC, Mapwinner 5WG, Regent 800WG.… Hoặc trong lúc thu hái hoặc đi chăm sóc nếu phát hiện thì hái gói lại vùi xuống đất để giết sâu biện pháp này không tốn tiền hiệu quả rất cao.

Bù lạch (bọ trĩ): Vệ sinh ao, hồ, ruộng trước khi trồng sen. Khi bọ trĩ gây hại phổ biến thì sử dụng thuốc Actara 25WG, Vitako 40WG.… Để phòng trừ, phun vào chiều tối hiệu quả cao.

Bệnh thán thư: Thường xuất hiện khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm. Bệnh gây hại nặng giai đoạn ra lộc non và nụ hoa. Phun phòng trừ bệnh khi mới xuất hiện. Trước khi phun tháo rút nước cạn. Sử dụng thuốc ngừa bằng những loại thuốc đặc trị như: Vimonyl 72WP, MapHeRo 340WP, …sau 3 ngày cho nước vào ruộng trở lại.

Bệnh thối củ, thối rễ do nấm Pythium spp: Những ruộng trồng sen đã bị nhiễm bệnh thối rễ, thối củ, trước khi làm đất để gieo trồng cần bón vôi bột (400 kg/ha) để cải tạo ruộng. Nhằm hạn chế nguồn bệnh tồn tại gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây sen. Phun trừ bằng các loại thuốc hóa học: Ridomil Gold 68 WP, Antracol 700WP, Score 250ND, Aliette 80WP,… Sau 3 ngày phun thuốc nếu bệnh ngừng phát triển đưa nước vào ruộng (mực nước 2/3 chiều cao cây sen) và chăm sóc. Tăng cường bón thêm phân kaliclorua để cây hồi phục và phát triển. Nếu bệnh nặng cần luân canh cây trồng khác như lúa để cắt đứt nguồn bệnh.

Thu hoạch

Là một trong những khâu quan trọng nhằm đảm bảo sản lượng và chất lượng của hạt sen. Thời gian thu hoạch: Từ khi ra hoa đến 25-27 ngày sau bắt đầu thu hoạch. Khi sen già trên đỉnh hạt xuất hiện màu đen, ở cuống gương sen có màu hồng thì thu hoạch được. Không nên thu hoạch khi sen còn non hoặc để sen quá già mới thu hoạch làm giảm chất lượng và hiệu quả.

Nên thu hoạch 2 ngày/lần để hạn chế hái sót tạo sen quá lứa khó chế biến vì sen già rất nhanh. Khi thu hoạch trái thì kết hợp loại bỏ lá ở ngay cùng vị trí cuống, bông để giúp cây phát triển tiếp. Vì lá này sau khi đã thu gương nó trở nên vô hiệu. Nếu để chúng phát triển tiếp tạo sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với các lá khác. Nhất là các nơi phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này.

Lưu gốc: Nếu muốn trồng lưu gốc tiếp thì có thể trục theo băng có bề rộng 2 m. Chừa lại đường có bề rộng 80 cm hoặc đạp thủ công đối với các vùng đất có khô nước. Sau khi trục hoặc đạp xong tiến hành rải phân, cho nước vào ruộng 20-30cm, 10 ngày sau sen sẽ mọc lại.

 Xem thêm:    Mua giống sen ở đâu chất lượng tốt nhất

                    Cách trồng và chăm sóc sen đẹp quanh năm

Bài viết cùng chủ đề:

  • Hướng đi mới cho cây sen Nam Đàn

    30/Th5/2024

    Cây sen không chỉ mang đến cho người nông dân huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) nhiều giá trị về mặt nông nghiệp, mà còn là sản phẩm tạo dựng thương hiệu du lịch địa phương, góp phần thu hút hàng triệu du khách về thăm quê Bác. Thời điểm này, nông dân trên địa…

  • Độc đáo sản phẩm Trà ướp gạo sen của Nam Đàn

    30/Th5/2024

    (Baonghean.vn) – Trà ướp gạo sen Nam Đàn có gì mà quý mà đắt đỏ? Thì ra là một quy trình sản xuất khá cầu kỳ và để làm ra một kg trà sen mất tới 800-1500 bông sen mới nở. Trà ướp gạo sen Nam Đàn là một sản phẩm của làng quê Nam Đàn…

  • Đoàn công tác cục trồng trọt về Nam Đàn ngỡ ngàng trước giống lúa lạ

    6/Th5/2024

    Trong một chuyến thăm huyện Nam Đàn, Nghệ An đoàn công tác cục trồng trọt thuộc bộ NN và PTNT không khỏi ngỡ ngàng trước sự phát triển của một giống lúa lạ mà họ qua thăm đồng. Đó không phải là một giống lúa thông thường mà là Giống Lúa Hạt Ngọc 9 –…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
949.478.986